Tháng Mười Một 13

0 comments

Câu hỏi phỏng vấn về tư duy phản biện

By Mai Anh

Tháng Mười Một 13, 2019


Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi phỏng vấn tư duy phản biện mẫu này để khám phá cách ứng viên đánh giá các tình huống phức tạp và liệu họ có thể đưa ra được các quyết định hợp lý hay không.

Tại sao kiểm tra kỹ năng tư duy phản biện của ứng viên?

Kỹ năng tư duy phản biện cho phép mọi người đánh giá các tình huống thông qua lý luận để đưa ra được các quyết định hợp lý. Các công ty được hưởng lợi từ những nhân viên có lối suy nghĩ kĩ càng và thấu đáo (trái ngược với những nhân viên thực hiện nhiệm vụ một cách máy móc) bởi vì những cá nhân này thường tư duy độc lập để tìm cách cải thiện các vấn đề, các quy trình.

Những người tư duy phản biện tốt là tài sản lớn và thường giữ vai trò quan trọng trong nhóm. Họ là người:

  • Có trách nhiệm: Bạn có thể đặt n​​​​iềm tin ở họ trong việc đưa ra quyết định khó.
  • Chắc chắn: Họ là những người thực hiện đầu tiên để kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế trước khi hành động.
  • Không thiên vị: Họ kiểm soát được cảm xúc của họ trong quá trình kiểm tra để đưa ra được quyết định hợp lý.
  • Sáng tạo: Họ thường đề xuất các giải pháp vượt trội.

Chúng ta có thể đặt ra thách thức cho các ứng viên với các câu hỏi phức tạp về tư duy phản biện để họ bộc lộ các kỹ năng của mình. Nhưng bạn hãy đặt các câu hỏi gắn với các vấn đề thực tế liên quan đến công việc. Brainteasers (ví dụ: một số câu hỏi kiểu trời ơi đất hỡi) không phù hợp với những ứng viên cảm thấy áp lực nhiều trong quá trình phỏng vấn. Ví dụ như câu “Ở Mỹ, mỗi năm có bao nhiêu người đi cắt tóc?” có thể rất phổ biến trên mạng, nhưng câu hỏi này không tiết lộ nhiều về kỹ năng của họ. Thay vào đó, bạn hãy hỏi một câu như “Làm thế nào bạn có thể giải thích về điện toán đám mây cho một đứa trẻ 6 tuổi?”. Câu hỏi dạng này sẽ cho bạn thấy rõ hơn một cách suy nghĩ của ứng viên.

Bạn đặt ra càng nhiều các câu hỏi phỏng vấn mang đầy thách thức liên quan đến công việc càng tốt. Đôi khi, đối với những câu hỏi tư duy phản biện, việc đánh giá xem câu trả lời là đúng hay sai không quan trọng. Đặt ra một câu hỏi khó hiểu là cơ hội để bạn đánh giá cách các ứng viên phản ứng bên ngoài vùng thoải mái của họ.

Những ví dụ câu hỏi phỏng vấn tư duy phản biện này sẽ giúp bạn xác định các ứng viên có tiềm năng cao cho các vị trí lãnh đạo trong tương lai. Kết hợp chúng với các loại câu hỏi phỏng vấn hành vi khác (như câu hỏi giải quyết vấn đề và câu hỏi về năng lực) để tạo hồ sơ ứng viên hoàn chỉnh và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt hơn.

Ví dụ về câu hỏi phỏng vấn tư duy phản biện:

  • Kể về một lần bạn phải đưa ra quyết định với thông tin không đầy đủ. Bạn đã làm gì?
  • Trong buổi thuyết trình trực tiếp với các bên liên quan, bạn phát hiện ra một lỗi trong báo cáo của người quản lý, nhưng người quản lý của bạn không phải là người thuyết trình. Bạn sẽ xử lý tình huống này ra sao?
  • Kể về một lần bạn phải thuyết phục người quản lý của mình thử một cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề.
  • Bạn làm việc trong một dự án và bạn phải đấu tranh để đạt được thỏa thuận với team về bước tiếp theo. Bạn sẽ làm gì để đảm bảo rằng mình chọn đúng hướng và đưa đồng nghiệp của mình cùng đồng hành?
  • Phương pháp bán hàng nào tốt nhất: tăng giá để đạt doanh thu cao hơn hoặc giảm giá để cải thiện sự hài lòng của khách hàng?

Cách đánh giá kỹ năng tư duy phản biện trong các cuộc phỏng vấn

  • Sử dụng các tình huống giả định và ví dụ từ các ứng cử viên kinh nghiệm từ các ứng viên trước đây để hiểu suy nghĩ của họ. Một lối suy nghĩ có phân tích (so sánh các lựa chọn thay thế và cân nhắc ưu và nhược điểm) sẽ xác định ai là người đưa ra phán đoán hợp lý.
  • Khi có vấn đề phát sinh, nhân viên luôn không có nhiều thời gian để lên kế hoạch hành động về chi tiết. Chúng ta nên chọn các ứng cử viên đạt được sự cân bằng giữa việc ra quyết định tốt và nhanh chóng.
  • Tư duy phản biện đòi hỏi phải đặt câu hỏi về sự thật và hiện trạng. Do đó, bạn nên tìm các ứng viên đã thực hiện các quy trình mới hoặc áp dụng các thay đổi cho các quy trình cũ trong công việc trước đây của họ. Đây là những dấu hiệu của các chuyên gia, những người tích cực tìm cách cải thiện cách mọi thứ được thực hiện, họ không phải là người chỉ biết mỗi việc sử dụng hệ thống. Đây là cách chúng tôi luôn thực hiện để đánh giá ứng viên.
  • Các ứng viên thích việc giải quyết vấn đề có khả năng quản lý hiệu quả các thách thức và các tình huống căng thẳng trong công việc. Trong quá trình phỏng vấn, hãy lưu ý những ứng viên có thái độ nhiệt tình và không dễ dàng bỏ việc khi bạn đặt ra vấn đề, ngay cả khi họ không thể ngay lập tức tìm giải pháp.

Biểu hiện của tư duy phản biện kém

  • Họ không kiểm tra tình trạng thực tế: Nếu bạn nêu một vấn đề giả định và ứng viên không yêu cầu làm rõ, thì đó là một dấu hiệu họ cho là thông tin được thừa nhận. Một nhà phê bình thì nên luôn luôn nghiên cứu dữ liệu chính xác trước khi dựa vào nó.
  • Họ đưa ra các giả định: Ngoài việc coi mọi thứ là hiển nhiên, những ứng viên đưa ra các giả định có xu hướng đưa ra những kết luận vội vàng và thường sai lệch. Bạn hãy tìm kiếm những ứng viên sử dụng lập luận logic để biện hộ cho quyết định của họ.
  • Họ không trả lời. Nếu họ không thể hiện sự cố gắng tối thiểu giải quyết vấn đề, họ có thể sẽ tiếp tục trì hoãn khi có sự cố xảy ra hoặc đẩy công việc của họ sang người khác. Yêu cầu giúp đỡ khi đối mặt với một thách thức là có thể chấp nhận được, nhưng hãy tránh các vấn đề cho thấy đó là hành vi của một nhân viên vô trách nhiệm.
  • Họ cho bạn câu trả lời rõ ràng. Câu hỏi khó là phải khó vì một lý do nào đó. Các ứng viên đưa ra quyết định với câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong đầu có nhiều khả năng tiếp cận với các thách thức một cách hời hợt và không sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để đưa ra giải pháp tốt nhất.

Mai Anh

About the author

You might also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Never miss a good story!

 Subscribe to our newsletter to keep up with the latest trends!

>