Tháng Mười Một 4

0 comments

Câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề

By Toan Nguyen Quang

Tháng Mười Một 4, 2019


Sử dụng các ví dụ câu hỏi phỏng vấn về sự tỉ mỉ để đánh giá mức độ tỉ mỉ của ứng viên, từ đó tìm được ứng viên tốt nhất cho công ty của bạn.

More...

Tại sao phải hỏi ứng viên của bạn những câu hỏi về sự tỉ mỉ?

Tỉ mỉ là một trong những yêu cầu cơ bản trong bản mô tả công việc. Đối với nhiều nghề nghiệp, chẳng hạn như luật sư, biên tập viên và nhà phát triển, khả năng này là bắt buộc, bởi vì tính chính xác là một phần quan trọng trong công việc hàng ngày của họ. Trong hầu hết các trường hợp, những người chú ý đến chi tiết thường có một số phẩm chất sau:

  • Hiệu quả: họ có thể xử lí công việc hiệu quả ngay cả trong thời gian hạn hẹp 
  • Tháo vát: họ dễ dàng phát hiện các lỗi nhỏ trong các phương pháp và quy trình hiện tại và cố gắng sửa chúng
  • Có tổ chức: họ quản lý tốt những công tác hậu cần phức tạp, lên kế hoạch và quản lí lịch trình những việc cần làm tốt 

Nhìn chung, các ứng viên có tính tỉ mỉ có thể trở thành nhân viên xuất sắc. Họ có thể làm việc mà hiếm khi mắc lỗi, đạt được hiệu quả công việc tốt và là nhân tài của team.

Các ví dụ về câu hỏi phỏng vấn về sự tỉ mỉ

  • Bạn thích làm việc kiểu "big picture" hơn hay là "small details" hơn? Cho một ví dụ rõ hơn về sở thích của bạn.
  • Bạn có phải là người cầu toàn không và tại sao?
  • Bạn làm cách nào để kiểm chất lương của những công việc mình làm, đặc biệt là khi deadline đang thắt chặt?
  • Bạn làm thế nào để quản lý công việc hàng ngày tại cơ quan? Các công cụ tổ chức và công nghệ bạn sử dụng là gì?
  • Khi bạn chạy các dự án, bạn xem trọng số lượng hay chất lượng hơn? Giải thích vì sao.
  • Bạn làm thế nào để hạn chế mất tập trung ở nơi làm việc?
  • Khi bạn muốn tìm một lỗi khó nhận biết thì bạn làm cách nào?
  • Kể về lần bạn nhận định sếp của mình mắc lỗi. Làm thế nào bạn giải quyết với họ?

Làm thế nào để kiểm tra sự tỉ mỉ của ứng viên trước và trong cuộc phỏng vấn?

Ngoài việc đặt câu hỏi phỏng vấn để đánh giá sự tỉ mỉ, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để xác định. Trước khi phỏng vấn, bạn phải biết rõ các trách nhiệm, vai trò của sự tỉ mỉ ví dụ như sự tỉ mỉ có thể khác nhau đối với các công việc khác nhau. Ví dụ, một cố vấn nghề nghiệp có thể sẽ rất giỏi lắng nghe, trong khi các kiến trúc sư phải ưu tiên sự chú ý cao đến các chi tiết thiết kế.

Các cách khác để xác định sự tỉ mỉ của ứng cử viên bao gồm: 

  • Chú ý đến các chi tiết trong CV, hồ sơ xin việc của họ. Các ứng viên cẩn thận tỉ mỉ thường thiết kế các tài liệu của họ với cấu trúc rõ ràng và cẩn thận để tránh các lỗi ngữ pháp hoặc lỗi chính tả. Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm khi thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tư duy phân tích, chẳng hạn như hiệu chỉnh và chỉnh sửa hoặc các kỹ năng Excel nâng cao. Một bản CV, bản sơ yếu lí lịch lộn xộn và không nhất quán là một dấu hiệu của một ứng viên cẩu thả. 
  • Đánh giá các hành vi của ứng viên trong cuộc phỏng vấn. Các ứng viên tỉ mỉ có thể sẽ trau chuốt hơn về ngoại hình và về cách cư xử của họ trong cuộc phỏng vấn. Chẳng hạn, họ sẽ đến đúng giờ, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn cẩn thận và ghi nhớ những thông tin quan trọng.
  • Nhìn vào câu trả lời của họ. Ngoài các câu hỏi trên, bạn cũng có thể đặt câu hỏi tình huống liên quan đến công việc và câu hỏi hành vi và xem cách họ trả lời. Nói chung, những người tỉ mỉ khi trả lời thường sẽ nêu các chi tiết hoặc ví dụ cụ thể thay vì trả lời một cách mơ hồ.
  • Tìm hiểu về lí do họ biết đến công ty. Những người tỉ mỉ có thể sẽ xem xét trang web của công ty trước khi phỏng vấn và do đó họ biết về văn hóa và giá trị của công ty. Khi họ trả lời điều này, chúng ta cũng cần cố gắng đánh giá kỹ năng nghiên cứu của họ và lắng nghe cẩn thận câu trả lời của họ.
  • Xác định hai sắc thái của sự hoàn hảo. Cầu toàn vừa mang tính tích cực và vừa mang tính tiêu cực. Khi nếu bạn quá cầu toàn có thể dẫn đến làm giảm năng suất do bạn đã dành thời gian và nguồn lực vượt quá các dự án của bạn. Do đó hãy sử dụng sự tỉ mỉ sao cho hữu ích.

Toan Nguyen Quang

About the author

Toan Nguyen Quang hiện có 29 năm công tác trong lĩnh vực Viễn thông & CNTT, trong đó 10 chuyên sâu về kỹ thuật, 10 chuyên sâu về kinh doanh và 9 năm hiện tại chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý, chiến lược và phát triển con người

You might also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Never miss a good story!

 Subscribe to our newsletter to keep up with the latest trends!

>