Tháng Mười Hai 6

0 comments

Câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề

By Mai Anh

Tháng Mười Hai 6, 2019


Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề được gợi ý dưới đây để khám phá cách các ứng viên tiếp cận các tình huống phức tạp và xác định liệu ứng viên có thể cung cấp các giải pháp hiệu quả hay không.

More...

Tại sao nên sử dụng câu hỏi giải quyết vấn đề trong phỏng vấn?

Nhân viên luôn phải đối mặt với những thách thức trong công việc. Trước khi bạn quyết định tuyển dụng, bạn phải thực hiện phỏng vấn để đánh giá cách ứng viên tiếp cận các tình huống khó khăn.

Câu hỏi phỏng vấn về giải quyết vấn đề sẽ cho thấy cách ứng viên:

  • Tiếp cận các vấn đề phức tạp
  • Phân tích thông tin để hiểu tường tận vấn đề
  • Hành xử trong tình huống căng thẳng và bất ngờ
  • Phản ứng khi niềm tin của họ bị thử thách

Hãy xác định các ứng viên luôn hướng tới kết quả khi trả lời các câu hỏi về kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn nên tìm kiếm các ứng viên biết phân tích và có cách tiếp cận toàn diện vì họ có thể có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật. Những ứng viên tiềm năng là người dễ dàng nhận ra hoặc dự đoán một vấn đề có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các ứng viên cũng nên làm rõ cách họ sẽ khắc phục vấn đề và ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.

Những câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề gợi ý dưới đây có thể áp dụng cho tất cả các vị trí, ngành nghề hoặc thâm niên bất kỳ. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi sau để đánh giá ứng viên của mình suy nghĩ thế nào trong các tình huống khó khăn:

Ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề

  • Kể về lần bạn phải giải quyết vấn đề mà không có thông tin ban đầu. Làm thế nào bạn đưa ra giả quyết được và kết quả là gì?
  • Cho một ví dụ về một lần bạn đã xác định và khắc phục sự cố trước khi nó trở nên cấp bách.
  • Hãy kể về một lần bạn đã dự đoán được một vấn đề căng thẳng. Bạn đã ngăn chặn nó trở nên căng thẳng bằng cách nào?
  • Kể về lần mà bạn phải đối mặt với những thách thức lớn để thực hiện tốt công việc của mình. Những thách thức là gì, và bạn đã vượt qua chúng như thế nào?
  • Kể về một lần bạn đã thành công trong việc quản lý khủng hoảng.
  • Một dự án mới mà bạn giám sát có tiềm năng doanh thu lớn, nhưng có thể đưa công ty vào vòng pháp lý. Bạn làm thế nào để kiểm soát nó?
  • Làm cách nào để bạn biết rằng khi nào nên tự mình giải quyết vấn đề và khi nào nên yêu cầu giúp đỡ?

Mẹo đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề trong các cuộc phỏng vấn

  • Trong các cuộc phỏng vấn của bạn, hãy sử dụng các tình huống giả định có khả năng xảy ra trong công việc, cũng là để tránh các vấn đề không thực tế có liên quan đến công ty của bạn.
  • Xem xét cách từng bước các ứng viên tiếp cận vấn đề: từ xác định và phân tích vấn đề đến so sánh các lựa chọn thay thế và chọn giải pháp hiệu quả nhất.
  • Hãy chú ý đến các ứng viên đưa các giải pháp sáng tạo. Những ứng viên sáng tạo có thể đóng góp những quan điểm mới mẻ làm tăng giá trị cho công ty của bạn.
  • Khi có vấn đề phát sinh, nhân viên nên thể hiện tinh thần cam kết và thái độ có thể làm. Bạn nên kiểm tra về kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên trong các tình huống trong quá khứ. Nếu họ quyết tâm tìm ra giải pháp tốt nhất càng sớm càng tốt thì họ sẽ là những người tuyển dụng tuyệt vời.
  • Hầu hết các tình huống phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực từ cả nhóm. Các ứng viên có kinh nghiệm sẽ phải cho bạn thấy được cách họ hợp tác với các đồng nghiệp của họ để đưa ra quyết định và họ cảm thấy thoải mái như thế nào khi yêu cầu giúp đỡ.
  • Nếu bạn đang tuyển dụng một vị trí kỹ thuật, hãy đặt câu hỏi liên quan đến công việc mà ứng viên trong tương lai sẽ làm. Các câu hỏi phỏng vấn giải quyết vấn đề kỹ thuật, như “Bạn sẽ khắc phục lỗi này như thế nào?” để tiết lộ các kỹ năng cứng và khả năng giải quyết các vấn đề trong công việc một cách hiệu quả của ứng viên.

Lưu ý

  • Không có câu trả lời. Nếu một ứng cử viên không thể nêu ví dụ về một vấn đề mà họ gặp phải ở trong quá khứ thì đó là một dấu hiệu họ có thể trốn tránh khi gặp các tình huống khó khăn.
  • Câu trả lời đóng hộp. Một câu trả lời mang tính tổng quát như “Một lần, tôi đã phải đối phó với một khách hàng phàn nàn về giá cả. Tôi đã cố gắng trấn an họ và kết thúc hợp đồng”, ứng viên không cung cấp nhiều kiến thức sâu sắc về quá trình suy nghĩ của ứng viên. Trường hợp này bạn phải đặt câu hỏi tiếp theo để biết thêm chi tiết.
  • Tập trung vào vấn đề, không phải là giải pháp. Xác định vấn đề là một chuyện, nhưng việc tìm ra giải pháp quan trọng hơn. Ứng viên tập trung quá nhiều vào vấn đề có thể không phù hợp cho vị trí này.
  • Cảm thấy căng thẳng / khó chịu. Sẽ là rất bình thường nếu ứng viên cảm thấy hơi căng thẳng khi được đặt câu hỏi. Nhưng, nếu thí sinh quá căng thẳng, họ có thể không trả lời được câu hỏi, đó là một bẳng chứng cho thấy họ không thể xử lý tốt các tình huống căng thẳng.
  • Câu trả lời hời hợt. Các ứng viên chọn cách dễ dàng để thoát khỏi một vấn đề thường không nên xem xét tất cả các khía cạnh và hạn chế của tình huống. Hãy chọn các ứng viên phân tích thông tin mà bạn đã cung cấp cho họ và hỏi thêm thông tin khác để hiểu sâu hơn về vấn đề.
  • Che đậy vấn đề hoặc giảm tầm quan trọng của nó. Các vấn đề không được giải quyết có thể nhanh chóng leo thang thành các vấn đề lớn hơn. Những nhân viên bỏ qua vấn đề không thể tập trung vào kết quả hoặc tham gia vào công việc của họ.

Mai Anh

About the author

You might also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Never miss a good story!

 Subscribe to our newsletter to keep up with the latest trends!

>