Tháng Mười Hai 2

0 comments

Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng quản lý căng thẳng

By Mai Anh

Tháng Mười Hai 2, 2019


Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng quản lý căng thẳng được nêu trong bài viết này để khám phá xem ứng viên làm việc dưới áp lực như thế nào và cách họ xử lý các tình huống căng thẳng trong công việc.

More...

Tại sao phải hỏi ứng viên câu hỏi về kỹ năng quản lý căng thẳng?

Hầu hết các công việc đều có những vấn đề căng thẳng, ví dụ như đạt được mục tiêu hàng quý, trình bày ý tưởng cho các nhà quản lý hoặc đáp ứng đúng thời hạn deadline. Nhân viên có kỹ năng quản lý căng thẳng tốt thực hiện tốt hơn bởi vì:

  • Đưa ra quyết định khách quan
  • Giúp những người xung quanh bình tĩnh hơn
  • Hướng đến giải pháp trong thời gian thử nghiệm

Các nhân viên không thể quản lý tình huống căng thẳng sẽ rất khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình, ngay cả khi họ có các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc. Các vị trí (như vai trò quản lý) phải đối mặt với nhiều áp lực hơn các nhân viên khác. Đó là lý do tại sao việc xác định các ứng cử viên có thể xử lý căng thẳng trong khi vẫn làm việc hiệu quả rất quan trọng.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn về kỹ quản lý căng thẳng mẫu, nhà tuyển dụng có thể tham khảo để hỏi ứng viên:

Ví dụ về câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng quản lý căng thẳng

  • Đột nhiên bạn nhớ ra ngày mai có một buổi thuyết trình cho đối tượng quan trọng [khách hàng / các bên liên quan / ban giám đốc], bạn sẽ chuẩn bị như thế nào?
  • Quản lý của bạn nói với bạn rằng đồng nghiệp không có đánh giá tốt về bạn, bạn sẽ trả lời thế nào?
  • Tình huống căng thẳng nhất mà bạn đã phải đối mặt trong công việc là gì? Bạn đã thể giải quyết tình huống đó ra sao?
  • Làm thế nào để bạn ngăn chặn các tình huống căng thẳng phát sinh?
  • Bạn có lời khuyên nào để trấn an một đồng nghiệp khi họ đang phải chạy gấp deadline?
  • Bạn có thể kể về một lần do bạn căng thẳng mà dẫn đến lỗi trong công việc không?
  • Làm thế nào để bạn đối mắt với những thay đổi thường xuyên trong công việc? Ví dụ: nếu các bên liên quan thiếu quyết đoán về các yêu cầu của dự án, hoặc nếu các thành viên mới gia nhập nhóm của bạn.
  • Nếu bạn được giao nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, bạn sắp xếp các nhiệm vụ hoàn thành theo thứ tự thế nào để đảm bảo đúng tiến độ?
  • Kể về lần bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn (ví dụ: sa thải thành viên trong nhóm hoặc chọn giữa hai công việc) Bạn đã làm thế nào để chắc chắn rằng mình quyết định một cách khách quan?
  • Bạn làm thế nào để đảm bảo rằng những căng thẳng trong cuộc sống cá nhân không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc?

Làm thế nào để đánh giá kỹ năng quản lý căng thẳng của ứng viên?

  • Sử dụng kết hợp các câu hỏi phỏng vấn hành vi và câu hỏi tình huống. Bạn có thể tìm hiểu cách ứng viên xử lý căng thẳng thông qua công việc trong quá khứ của họ, qua đó bạn sẽ biết được cách họ quản lý căng thẳng trong vai trò mới. 
  • Các câu hỏi bao quát như “Bạn làm thế nào để xử lý căng thẳng?” sẽ mang lại câu trả lời chung chung, không cụ thể và rõ ràng. Do đó, hãy yêu cầu các ứng viên mô tả các ví dụ công việc cụ thể khi họ đối mặt với căng thẳng.
  • Bạn không nên vờ tỏ ra cố chấp hay hung hăng để kiểm tra về cách ứng viên phản ứng với áp lực. Thay vào đó, hãy sử dụng các ví dụ thực tế. Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn cho vị trí nhân viên bán hàng, hãy hỏi các ứng viên rằng họ sẽ giải quyết các vấn đề phổ biến nhất của khách hàng như thế nào.
  • Bạn hãy so sánh câu trả lời của các ứng viên về các vấn đề phổ biến liên quan đến vị trí họ ứng tuyển. Bạn nên chọn không chỉ những người đưa ra giải pháp tốt nhất mà còn nên chọn những người có khả năng duy trì sự điềm tĩnh trong những trường hợp bất ngờ.
  • Bạn nên biết các ứng viên có thể đã chuẩn bị trước để mô tả một tình huống họ xử lý căng thẳng thành công. Vì vậy, hãy sử dụng triệt để cuộc phỏng vấn để đánh giá kỹ năng quản lý căng thẳng của họ. Bạn phải chú ý xem họ có cảm thấy khó chịu khi bạn hỏi những câu hỏi khó hoặc họ có thể giữ bình tĩnh không?
  • Đừng vội từ chối các ứng viên có vẻ ngoài lo lắng, vì các cuộc phỏng vấn xin việc thường vẫn gây căng thẳng. Nếu họ vẫn căng thẳng trong suốt cuộc phỏng vấn nhưng bạn vẫn muốn cân nhắc, lúc này hãy chú ý xem vị trí cần tuyển có yêu cầu hội nhập xã hội nhiều hay không.

Lưu ý

  • Họ chỉ chú trọng vào nhân tố gây căng thẳng: Xác định ai hoặc điều gì gây ra căng thẳng chỉ là bước đầu tiên để đối phó với nó. Các ứng viên chỉ chú trọng vào yếu tố gây căng thẳng, thay vì hành động, ít có khả năng quản lý tình huống tốt.
  • Họ gây căng thẳng: Đó là những ứng viên có những thói quen xấu, như chần chừ hoặc kỹ năng quản lý thời gian kém, khiến con người rơi vào tình huống căng thẳng không cần thiết. Bạn cần tuyển những ứng viên có thể tự thoát ra khỏi những tình huống như vậy chứ không phải những ứng viên tạo ra chúng.
  • Họ bị căng thẳng vì những điều nhỏ nhặt: Hãy chú ý đến những gì làm cho ứng viên bị căng thẳng. Nếu họ đề cập đến các nhiệm vụ thường xuyên, hàng ngày, thay vì những thách thức lớn hơn, họ có thể sẽ không phù hợp với vai trò này.
  • Ngôn ngữ cơ thể của họ cho thấy sự khó chịu: Đặt ra một số tình huống khó khăn nhưng thực tế cho các ứng cử viên. Nếu họ lo lắng khi cố gắng tìm giải pháp, họ có thể bị căng thẳng khi có vấn đề thực sự xảy ra trong công việc.
  • Họ không bao giờ bị căng thẳng: Hầu hết mọi người đều bị căng thẳng trong công việc tại một số điểm. Các ứng viên tuyên bố họ không bao giờ bị căng thẳng có thể xem xét vấn đề quá nhẹ.

Mai Anh

About the author

You might also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Never miss a good story!

 Subscribe to our newsletter to keep up with the latest trends!

>