Tháng Mười Một 11

0 comments

Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp

By Mai Anh

Tháng Mười Một 11, 2019


Nhà tuyển dụng có thế sử dụng các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp (hay còn gọi là truyền thông) được gợi ý ở đây để đánh giá cách các ứng viên trình bày ý tưởng của họ, cách họ tương tác với khách hàng và hợp tác với một nhóm.

More...

Câu hỏi phỏng vấn kỹ năng giao tiếp

Tại sao kiểm tra kỹ năng giao tiếp của ứng viên trong các cuộc phỏng vấn?

Truyền thông rõ ràng là chìa khóa để xây dựng một nơi làm việc lành mạnh và hiệu quả. Truyền thông rõ ràng đem lại nhiều lợi ích. Cùng xem các ví dụ sau để thấy được lợi ích của truyền thông:

Một email súc tích, rõ ràng  giúp hạn chế các tin nhắn qua lại để chất vấn

  • Một chính sách được viết tốt giúp tất cả nhân viên hiểu các giá trị và các quy trình, thủ tục của công ty
  • Một bài thuyết trình với đầy đủ thông tin và cách truyền tải hấp dẫn sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu vấn đề và dễ dàng đưa ra giải pháp.
  • Một nhân viên, bất kể vị trí hay thâm niên thế nào, thì hàng ngày đều phải tương tác với đồng nghiệp, quản lý, khách hàng và đối tác bên ngoài. Đây là lý do tại sao kỹ năng giao tiếp tốt Tiếng Anh là một yêu cầu phổ biến trong các tin đăng tuyển dụng.

Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt thì:

  • Một nhân viên cấp cao có thể đưa ra một quyết định khó khăn hay xử lý các cuộc tranh luận gắt gao bằng một thái độ bình tĩnh và lịch thiệp
  • Nhân viên bán hàng có thể duy trì thái độ thân thiện và đồng cảm khi liên hệ với những khách hàng đang nóng nảy (qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp)
  • Các nhà quản lý mạng xã hội có làm nổi bật thương hiệu công ty họ khi giao tiếp với những người theo dõi trực tuyến.

Thông qua phỏng vấn bạn có thể đánh giá cách mà các ứng viên giao tiếp. Bạn cũng có thể thông qua phỏng vấn để có được ý tưởng về cách các ứng viên làm việc nhóm và đánh giá xem liệu họ có truyền đạt và lắng nghe thông điệp một cách rõ ràng hay không.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn mẫu để giúp bạn xác định được một ứng viên giao tiếp tốt:

Ví dụ về câu hỏi phỏng vấn giao tiếp

  • Bạn thích giao tiếp qua email, điện thoại hay gặp trực tiếp? Tại sao?
  • Những kiểu giao tiếp nhóm bạn đã sử dụng là gì? Kinh nghiệm của bạn về những kiểu giao tiếp đó là gì?
  • Bạn làm thế nào để giải quyết các khó khăn khi phải giao tiếp từ xa?
  • Trong một cuộc họp, bạn nhận thấy khi bạn đang trình bày ý tưởng của mình thì khán giả dường như rất thảnh thơi, bạn sẽ làm gì để thu hút sự chú ý của họ?
  • Bạn sẽ trả lời một đánh giá tiêu cực về công ty của chúng ta như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ làm việc với một người mà bạn thấy khó  giao tiếp? Nếu có thì trở ngại là gì và bạn đã xử lý nó như thế nào?
  • Bạn sẽ làm gì nếu sếp không hướng dẫn rõ ràng về dự án mới?
  • Nếu bạn muốn thông báo cho team hoặc các bên liên quan về kết quả hàng kỳ, bạn sẽ gửi email cho họ một báo cáo chi tiết hay trình bày dữ liệu trực tiếp? Tại sao? Làm thế nào bạn đảm bảo rằng mọi người sẽ hiểu nó?
  • Bạn sẽ trả lời một khách hàng tiềm năng như thế nào nếu họ nói rằng các đối thủ của chúng ta cung cấp giá tốt hơn?
  • Bạn đã bao giờ nói chuyện với một khách hàng đang tức giận chưa? Nếu có, bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?
  • Kể về một lần bạn phải thông báo một tin không vui với nhóm của bạn hoặc có một cuộc trò chuyện khó khăn với đồng nghiệp.
  • Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ giới thiệu bản thân như thế nào với các đồng nghiệp mới? Làm thế nào bạn có thể làm quen với các thành viên trong nhóm của bạn?

Mẹo đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên

Ứng viên có thể nói rất nhiều về kỹ năng giao tiếp bằng văn bản của họ trong hồ sơ xin việc nhất là khi nhà tuyển dụng yêu cầu họ viết hoặc thể hiện bản thân bằng tiếng nước ngoài. Hãy chú ý đến lối nói của ứng viên. Các câu đơn giản, rõ ràng, không có lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả cho thấy các kỹ năng giao tiếp và rà soát tốt.

Mọi người có thể ngụy trang về kỹ năng giao tiếp của họ. Trong các cuộc phỏng vấn, phỏng vấn viên hãy theo dõi kỹ cách các ứng viên thể hiện bản thân, xem xem liệu họ có thể duy trì một cuộc thảo luận thú vị không và liệu họ có lắng nghe tốt hay không.

Tránh những câu hỏi mơ hồ, ví dụ như “Kỹ năng giao tiếp của bạn tốt như thế nào?”, hay “Bạn có thích giao tiếp với mọi người không?”. Thay vào đó, hãy yêu cầu các ứng viên đưa ra những ví dụ cụ thể làm nổi bật khả năng giao tiếp của họ. Ví dụ, yêu cầu họ kể về lần mà họ xử lý xung đột thành công tại nơi làm việc hoặc có đóng góp hay cho dự án nhóm...

Nếu vị trí công việc yêu cầu phải tương tác với khách hàng, bạn hãy thêm hoạt động đóng tình huống vào buổi phỏng vấn. Bạn có thể mô phỏng một tình huống công việc để kiểm tra khả năng của ứng viên (ví dụ: cách giới thiệu sản phẩm hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng).

Để đánh giá kỹ năng giao tiếp bằng văn bản của ứng viên, hãy đưa ra các yêu cầu thuộc trách nhiệm của vị trí mà ứng viên ứng tuyển. Ví dụ, yêu cầu ứng viên tạo email để giải quyết hai hoặc ba tình huống giả định hoặc yêu cầu họ soạn một đoạn văn bản cụ thể (ví dụ: một bài viết ngắn).

Những biểu hiện của ứng viên xấu

  • Có hành vi thô lỗ hoặc kiêu ngạo: Những bình luận bất lịch sự, bị gián đoạn liên tục và thái độ hách dịch đều là những biểu hiện xấu. Những người có những thói quen xấu này có thể sẽ không hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm của họ.
  • Kỹ năng thuyết trình kém. Nếu bạn nhận thấy rằng các ứng viên gặp khó khăn trong khi nói về các chủ đề mà họ có thể chuẩn bị trước(ví dụ: mô tả các công việc trước đây của họ), thì có lẽ họ cũng sẽ khó có khả năng thuyết trình hoặc thảo luận về các vấn đề phức tạp hơn.
  • Ngôn ngữ cơ thể khó chịu. Bị căng thẳng là bình thường trong các cuộc phỏng vấn. Nhưng, những ứng viên không phải là người duy trì giao tiếp bằng mắt hoặc có lợi thế trong suốt cuộc phỏng vấn sẽ đấu tranh để tương tác với khách hàng, người quản lý và đồng nghiệp.
  • Câu trả lời quá ngắn hoặc quá dài. Câu trả lời có / không sẽ không mở rộng vấn đề ra để thảo luận. Tương tự như vậy, các câu trả lời quá dài có thể gây nhầm lẫn vấn đề hoặc gây mệt mỏi cho người đối thoại. Các ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách cân bằng thời gian trong các câu trả lời của mình.
  • Thiếu khả năng thuyết phục. Những người giao tiếp giỏi không chỉ giỏi trong việc làm rõ vấn đề mà còn có thể gây ảnh hưởng đến người khác (ví dụ với ngôn ngữ lôi cuốn, phương tiện trực quan hoặc lập luận mạch lạc). Thay vì một người chỉ biết nói rõ ràng thì chúng ta hãy tìm những người biết sáng tạo, biết thuyết phục, đặc biệt là biết cách đem lại doanh thu cho công ty.

Mai Anh

About the author

You might also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Never miss a good story!

 Subscribe to our newsletter to keep up with the latest trends!

>